Hiện nay câu hỏi vùng đặc quyền kinh tế của nước ta trên biển đông là vùng như thế nào đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số đặc điểm cũng như giải đáp cho câu hỏi này nhé.

Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta trên biển đông là vùng như thế nào?
Theo như tuyên bố 77 về việc xác lập chiều rộng của vùng đặc quyền về kinh tế Việt Nam trên biển đông là 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Ở vùng này thì nước ta sẽ có chủ quyền hoàn toàn về quá trình khai thác, thăm dò cũng như là quản lý, bảo vệ tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật. Bên cạnh đó tại vùng kinh tế Việt Nam còn có những quyền và thẩm quyền về tất cả hoạt động với mục đích thăm dò cũng như là thực hiện khai thác với mục đích về kinh tế. Đồng thời nước ta còn có thẩm quyền riêng biệt về vấn đề nghiên cứu khoa học. Hay việc lắp đặt và sử dụng các công trình ở trên vùng đặc quyền kinh tế ở Việt Nam.

Điểm nổi bật của vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền về kinh tế chính là vùng biển nằm ở phía bên ngoài của lãnh hải và nằm liền kề với lãnh hải. Đây chính là vùng biển được đặt trong chế độ pháp lý của các quốc gia ven biển riêng. Mỗi quốc gia sẽ có các quyền chủ quyền, quyền tài phán và các quyền về tự do theo như Công ước của liên hợp quốc đã quy định. Ở mỗi vùng đặc quyền kinh tế sẽ có chiều rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Đặc biệt thì vùng đặc quyền về kinh tế sẽ không phải là một vùng biển cả mà đây chính là một vùng đặc thù. Và mỗi quốc gia ven biển sẽ thực hiện các thẩm quyền riêng của mình với mục đích về kinh tế theo như công ước đã quy định. Đồng thời thì mỗi quốc gia ven biển sẽ phải đưa ra những tuyên bố nhất định về vùng đặc quyền kinh tế của mình để có thể tiến hành xác lập được chủ quyền.
Trong vùng đặc quyền về kinh tế các quốc gia ven biển có chủ quyền như thế nào?

Các chủ quyền của quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế
Trong vùng đặc quyền kinh tế của mình thì các quốc gia sẽ có chủ quyền hoàn toàn về khai thác, thăm dò, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật của vùng biển. Cũng như tất cả các hoạt động với mục đích phát triển về kinh tế.
Đồng thời các quốc gia còn có quyền tài phán theo như các quy định của công ước về việc:
- Thực hiện quá trình lắp đặt cũng như là sử dụng các công trình, thiết bị hay đảo nhân tạo.
- Các nghiên cứu khoa học về tất cả vấn đề của biển
- Giữ gìn và bảo vệ môi trường biển
Một số những quyền và nghĩa vụ khác do công ước quy định

Trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình các quốc gia về biển quản lý:
- Đối với tất cả các tài nguyên không sinh vật ở trong vùng đặc quyền kinh tế thì các quốc gia ven biển có quyền tự khai thác. Bên cạnh đó thì các quốc gia còn có thể tiến hành cho phép những quốc gia khác khai thác dưới quyền kiểm soát và quản lý của mình.
- Còn đối với các tài nguyên sinh vật thì các quốc gia ven biển cần phải tính toán tổng khối lượng ở trong một thời gian cụ thể mình có thể đánh bắt được. Mỗi quốc gia sẽ tự đánh giá khả năng thực tế trong khai thác và ấn định ra được một số dư cụ thể trong khối lượng được cho phép đánh bắt. Trong trường hợp nếu số lượng đó còn dư thì quốc gia có thể cho phép những quốc gia khác khai thác thông qua thỏa thuận giữa 2 bên.
Đặc biệt các quốc gia ven biển cũng có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp một cách phù hợp để quản lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên. Việc này sẽ tránh được các tình trạng khai quá mức, không hợp lý các nguồn lợi sinh vật ở trong vùng đặc quyền kinh tế.
Tất cả các quốc gia sẽ thực hiện các chủ theo Công ước về Luật biển năm 1982 đã quy định. Mỗi quốc gia sẽ có quyền sử dụng tất cả các biện pháp kể cả việc kiểm tra, khám xét, bắt giữ và khởi tố tư để đảm bảo được việc tôn trong accs chủ quyền đã được công ước quy định. Nhưng tuy nhiên cũng cần phải lưu ý một số điều dưới đây:
- Trong trường hợp đã có sự bảo lãnh thì các quốc gia sẽ ngay lập tức cần phải thả tự cho cho những chiếc tàu bị bắt và đoàn thủy thủ điều khiển ở trên chiếc tàu đó.
- Nếu không có thỏa thuận thì các quốc gia tuyệt đối không được áp dụng các hình phạt về giam giữ.
Ở trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình thì tất cả các quốc gia sẽ có quyền tự do hàng hải, hàng không cũng như thực hiện đặt dây cáp hay ống dẫn ngầm. Bên cạnh đó thì còn có quyền sử dụng biển vào những mục đích hợp pháp theo công ước đã quy định. Đặc biệt thì trước khi tiến hành đặt đường ống ở dưới biển thì cần phải thông báo và thỏa thuận trước đối với các quốc gia ven biển.
Trên đây là một số giải đáp về câu hỏi vùng đặc quyền kinh tế của nước ta trên biển đông là vùng như thế nào. Hy vọng với chia sẻ của bài viết trên bạn sẽ có thêm hiểu biết cũng như những kiến thức mới. Cảm ơn các bạn!
Discussion about this post