Integrated Marketing Communication là gì? Lợi ích và khó khăn khi triển khai IMC?
Integrated Marketing Communication là gì? Việc sử dụng ICM có những lợi ích và khó khăn gì? Là những câu hỏi được rất nhiều nhà kinh doanh đặt ra để tối ưu hóa các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Vậy để trả lời cho những thắc mắc trên mời các bạn hãy cùng tìm hiểu và theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Integrated Marketing Communication là gì?
Integrated Marketing Communication là gì? Integrated Marketing Communication (viết tắt là IMC) hay còn gọi là truyền thông tích hợp – là các chiến lược marketing mà ở đó người ta kết hợp các công cụ truyền thông và cùng truyền tải thông điệp theo cách rõ ràng, nhất quán của một sản phẩm, thương hiệu nào đó đến người tiêu dùng.
IMC bao gồm tất cả các phương tiện có chức năng truyền thông của xúc tiến tổng hợp trong mô hình Marketing 4P để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Đối với marketer thì IMC chính là việc loại bỏ tất cả những sự mâu thuẫn trong việc truyền tải các thông điệp đến khách hàng, đảm bảo sự thống nhất giữa các phòng ban với nhau về cách nhìn nhận sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp.
Các công cụ trong IMC

Advertising: Là phương thức sử dụng phương tiện truyền thông để truyền tải các thông tin của sản phẩm như chất lượng, ưu điểm đến với khách hàng. Đây là phương thức cần khá nhiều chi phí để triển khai và khó tạo ra được sự khác biệt so với các phương thức khác.
Direct Marketing: Là việc sử dụng các loại bảng biển, thư điện tử, điện thoại hay những công cụ không phải là con người để truyền tải các thông tin về sản phẩm đến với những khách hàng tiềm năng. Hầu hết các doanh nghiệp đều dựa vào khuyến mãi, bán hàng cá nhân để kích thích tiêu dùng.
Sales promotion: Là các hoạt động khuyến mãi nhằm gia tăng doanh số bán hàng ngay lập tức.
Public Relation: Là phương thức khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng qua việc liên kết với các đơn vị, tổ chức xã hội triển khai các chương trình để thiết lập mức độ hiểu biết, ấn tượng và lợi ích về sản phẩm của khách hàng. Thông thường các doanh nghiệp thường thực hiện các chương trình họp báo quảng bá sản phẩm hoặc chương trình hỗ trợ cộng đồng, tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
Personal selling: Là việc tư vấn, bán hàng trực tiếp của nhân viên bán hàng, họ sẽ trình bày hiểu biết của bản thân về sản phẩm đến với khách hàng, đồng thời giải đáp tất cả các thắc mắc của khách hàng liên quan đến sản phẩm.
Vai trò của IMC
Một lỗi thường gặp ở rất nhiều doanh nghiệp mà bạn có thể từng thấy là việc sáng tạo ra hàng trăm, hàng nghìn ý tưởng vào mỗi năm một cách không có tổ chức và không tạo được ấn tượng hay loại trải nghiệm thực tế nào cho người tiêu dùng. Vậy ICM có phải là điều trở nên cần thiết đối với thương hiệu?
Integrated Marketing Communication – IMC giúp cho doanh nghiệp truyền tải thông điệp một cách nhất quán và thông điệp khi đó sẽ trở thành một điểm nhấn quan trọng trong ý thức của người tiêu dùng khi nhắc đến thương hiệu của bạn. Xây dựng hình ảnh liền mạch từ thông điệp, phong cách, logo cho đến tiêu đề, nội dung và nâng tầm thương hiệu theo hướng hiệu quả nhất.
Lợi ích và khó khăn của IMC

Dù đầu tư vào bất kỳ một chiến lược nào cũng cần phân tích lợi ích và khó khăn của nó mang lại. Sau đây là một số lợi ích và khó khăn của IMC sẽ mang lại khi triển khai:
Lợi ích
Đảm bảo tính thống nhất giúp thương hiệu không cần triển khai quá nhiều việc với các designer, copywriter để làm hình ảnh và bài viết, vừa tiết kiệm được chi phí vừa có thể đạt hiệu quả cao hơn trong các quảng cáo khác nhau.
Hầu hết các chiến dịch truyền thông tích hợp – IMC đều có hiệu quả vì ở khắp mọi nơi người tiêu dùng đều có thể thấy được. Ví dụ như một bài hát mới được phát hành trên Youtube, bạn sẽ không hiểu được tại sao nó được lặp đi lặp lại hằng ngày trên Youtube nhưng sau nhiều lần bài hát sẽ trở nên quen thuộc với bạn và không đáng ghét như lúc đầu. Có thể thấy, IMC sẽ đưa sản phẩm của bạn ngày một tiến gần hơn với người tiêu dùng bằng cách này hoặc cách khác, hay nói đúng hơn là bởi IMC có mặt khắp mọi nơi.
IMC khiến khách hàng nhớ về thương hiệu của bạn nhiều hơn và có thể thương hiệu sẽ là một câu chuyện thường ngày của họ. Tương tự như những quảng cáo cũ gợi nhớ một thời của các thế hệ 8x, 9x nhắc đến thông điệp truyền tải người ta sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu đó, tạo dựng nên niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của bạn. Chính vì vậy, sự nhất quán trong các chiến dịch marketing sẽ dễ “ngấm” với đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu.
Khó khăn
Bên cạnh những lợi ích thì việc triển khai IMC cũng gặp những khó khăn nhất định, cụ thể như:
Để thống nhất các quan điểm giữa các bộ phận Agency, Sales, PR… là một việc không hề dễ dàng bởi mỗi bộ phận sẽ có những cái nhìn và ý tưởng khác nhau. Điều này thách thức các nhà quản lý phải làm việc và đưa ra được ý kiến thống nhất giữa các bộ phận và chia sẻ tài nguyên để thực hiện được chiến dịch IMC.
Bởi IMC cần ý kiến thống nhất gắn kết nên tất cả các ý tưởng từ các team creative đều có thể bị trì hoãn, bị hạn chế, đôi lúc khiến các team creative cảm thấy mất hứng khi bị bỏ qua dù cho có những ý tưởng có khả năng cạnh tranh cao.
Thông qua bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp các thông tin liên quan đến Integrated marketing communication, hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ về Integrated marketing communication là gì và những lợi ích, khó khăn khi triển khai IMC.
Discussion about this post